TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ - SOẠN VĂN ĐẦY ĐỦ, NGẮN GỌN NHẤT 

Ngày 04/01/2021 09:02:04, lượt xem: 3061

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ - SOẠN VĂN ĐẦY ĐỦ, NGẮN GỌN NHẤT 

Để đạt được hiệu quả cao trong học tập thì việc quan trọng của mỗi học sinh chính là chuẩn bị bài ở nhà. Cũng như tất cả các môn học khác để có thể học tốt môn Ngữ Văn thì các em phải soạn văn trước khi đến lớp. Bài soạn văn chính là yếu tố quan trọng để khẳng định sự hiểu bài, chăm chỉ, siêng năng của từng học sinh. Vì vậy, Học văn chị Hiên sẽ chia sẻ tới các em bài soạn văn "Tiếng nói của văn nghệ" của Nguyễn Đình Thi trong chương trình Ngữ văn lớp 9 học kì 2 nhé!

TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ 

(Nguyễn Đình Thi)

“Văn nghệ là sợi dây buộc chặt con người với cuộc sống bên ngoài”

 Nguyễn Đình Thi

 

Câu 1: Bài nghị luận “Tiếng nói của văn nghệ” đã phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ, khẳng định sức mạnh lớn lao của nó đối với đời sống của con  người. Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm và nhận xét của bố cục bài nghị luận.  

- Hệ thống luận điểm: 

- Nội dung của văn nghệ 

+ Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con người ∙ Con đường đến với người tiếp nhận, tạo nên sức mạnh kì diệu của văn nghệ. Bố cục của bài nghị luận này có thể chia làm hai phần: 

+ Phần 1: Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”: Trình bày nội dung của văn  nghệ. 

+ Phần 2: Còn lại: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với đời sống của con  người. 

Các đoạn văn được liên kết với nhau không hề rời rạc mà gắn kết bổ sung với  nhau. Những luận điểm kế thừa và mở rộng hơn luận điểm trước, tạo cho bài nghị luận một kết cấu chặt chẽ, đầy tính thuyết phục. 

Câu 2: Nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ gì? 

Văn bản phản ánh thực tại của cuộc sống, thực tại xã hội thông qua lăng kính  chủ quan của người nghệ sĩ. 

Soạn văn "Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới"

Nội dung của văn nghệ được thể hiện chủ yếu qua những đặc điểm sau: 

- Văn bản thể hiện thực tại khác quan không theo một khuôn khổ nhất định mà  được bàn tay người nghệ sĩ nhào lặn thể hiện những triết lí, suy nghĩ của bản  thân mình thông qua văn bản. 

- Tác phẩm văn nghệ có tính giáo dục, tác động mạnh mẽ đến người đọc nhưng  đó không phải là những lời thuyết lí khô khan mà ngược lại, khả năng tác động  của văn nghệ bắt nguồn từ những tình cảm sâu sắc, những say sưa, vui buồn,  yêu ghét, … của người nghệ sĩ.

- Tác phẩm văn nghệ luôn chứa đựng niềm say mê của người nghệ sĩ, qua đó  khơi dậy những xúc cảm của người tiếp nhận. 

Câu 3: Tại sao con người cần tiếng nói của văn nghệ? 

- Văn nghệ mang đến cho con người đời sống phong phú, thú vị hơn 

- Văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài. 

- Văn nghệ đem đến cho con người những giá trị ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống  như tình yêu, niềm say mê, lạc quan, niềm tin, ... 

- Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của chúng ta ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu  hơn 

Câu 4: Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng khả năng nào mà kì diệu đến  vậy? (Tư tưởng, nội dung của văn nghệ được thể hiện bằng hình thức nào? Tác phẩm  tác động đến con đường nào? bằng cách gì?) 

- Tiếng nói của văn nghệ đến với người đọc bằng chính những rung cảm, cảm  xúc chân thành nhất của người đọc. Sự tác động của văn nghệ đối với con người chủ yếu cũng qua con đường tình cảm. Chính những cái đẹp kì diệu của văn nghệ đã tác  động sâu sắc đến cuộc sống của con người, làm cho cuộc đời của chúng ta thêm  phong phú và tốt đẹp hơn. 

Câu 5: Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Nguyễn Đình Thi qua bài tiểu luận này (cách bố cục, dẫn dắt vấn đề, cách nêu và chứng minh các luận điểm sự kết hợp nhận định lí lẽ dẫn chứng thực tế…) 

- Bố cục của văn bản rất chặt chẽ, hợp lí. 

- Lập luận sắc bén, thuyết phục 

- Cách viết giàu hình ảnh với những dẫn chứng sinh động, hấp dẫn.

- Giọng văn thể hiện sự chân thành, niềm say sưa và nhiệt hứng dâng trào. 

Soạn văn "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La - Phông - Ten"

Mong rằng bài soạn văn "Bàn về đọc sách" trên đây sẽ giúp các em dễ dàng hơn trong quá trình học tập và đạt thành tích cao nhé.

Cập nhật thêm những bài viết hay tại các kênh truyền thông của HVCH

Fanpage:  Học văn chị Hiên

Youtube: Học văn chị Hiên - Youtube 

IG: Học văn chị Hiên

Tiktok: Học văn chị Hiên

Chúc các bạn nhỏ luôn học tốt!

Học văn chị Hiên - Hơn cả một bài văn

Tin liên quan